You Can See More: Vitamin và khoáng chất đã “song kiếm hợp bích” cùng mẹ bầu như thế nào?

The following article Vitamin và khoáng chất đã “song kiếm hợp bích” cùng mẹ bầu như thế nào? is courtesy of Tui Khoẻ Còn Bạn

Bạn có biết rằng, bất kể là tốt hay xấu, thì tất cả những gì bạn đưa vào cơ thể đều sẽ được chuyển sang con của mình trong thời kỳ bạn mang thai hay không? Chỉ với thông tin này đã đủ để các bà mẹ tương lai phải suy nghĩ cân nhắc bất kỳ món nào trước khi quyết định ăn rồi nhỉ?

Tại sao nên bổ sung vitamin và thuốc bổ cho bà bầu? Bạn có biết câu trả lời cho vấn đề này không? Bạn có từng thắc mắc loại vitamin nào bà bầu cần phải chú ý bổ sung?

Nếu bạn đã nghiên cứu các chủ đề như: các loại thức ăn bổ dưỡng dành cho bà bầu, hoặc tìm hiểu vitamin và khoáng chất cho bà bầu thì hẳn là đã nhìn thấy folate, omega-3, sắt hay canxi ở đâu đó. Tất cả chúng đều là các nguyên tố vi lượng quan trọng thiết yếu trong suốt thời kỳ mang thai. Và không chỉ dừng lại ở đó, các nguyên tố vi lượng khác như vitamin A, B, D,… cũng đồng hành cùng mẹ bầu trong quá trình nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh và thông minh.

Vậy hãy cùng Tui Khỏe Còn Bạn nhìn lại tất tần tật những vitamin và khoáng chất quan trọng sẽ đồng hành với mẹ và bé trong suốt chín tháng mười ngày mang thai nhé!

– Kiến thức bạn cần biết: Kiến thức tổng hợp về Protein – Không biết tiếc cả đời

Những vitamin và khoáng chất bạn nhất định phải chú ý bổ sung đầy đủ khi mang thai

Thiếu chất sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt là trong thời kỳ mà nhu cầu tiêu thụ các dưỡng chất tăng cao đột biến như thời kỳ mang thai. Đừng quên tên bất kỳ trợ thủ đắc lực nào trong danh sách sau đây nhé.

Sắt

Cũng không quá ngạc nhiên khi sắt là nguyên tố vi lượng đứng đầu trong danh sách những cái tên mẹ bầu cần phải nhớ. u cũng là bởi vai trò to lớn của loại khoáng chất này. Vậy sắt có vai trò như nào? Sắt có trong thực phẩm nào? Hãy cùng tui điểm lại một chút thông tin về thành phần đình đám này nhé!

chat sat

Sắt là khoáng chất quan trọng mà cơ thể chúng ta sử dụng để tạo ra hemoglobin, một chất có trong các tế bào hồng cầu đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể chúng ta. Ở thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu gia tăng máu tự nhiên trong cơ thể mẹ, nhằm cung cấp đủ oxy cho em bé.

Với nhu cầu cung cấp sắt gấp đôi so với khi chưa thăng chức làm mẹ, mỗi ngày bạn cần bổ sung khoảng 27mg sắt vào cơ thể bằng các nguồn khác nhau như:

Axit folic

Axit folic (hay folate, folacin) là nguyên tố vi lượng luôn được khuyến cáo bổ sung không chỉ ở các bà bầu mà còn ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh con, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ trường hợp “hai vạch” nào, dù là mong mỏi hay ngoài ý muốn.

axit folic

Axit folic là dạng hòa tan trong nước của vitamin B9 và là siêu anh hùng bảo vệ cho bé khỏi các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của em bé. Điều này có nghĩa là, ngay từ trước khi mang thai và trong suốt 3 – 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, thời điểm có khả năng xảy ra dị tật cao nhất, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ lượng folate cần thiết.

Các chuyên gia đã khuyến nghị mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong suốt thời kỳ chuẩn bị mang thai và kéo dài tới tận tuần thứ 12 của thai kỳ. Và liều lượng folate còn tăng cao hơn kể từ tháng thứ 4 đến khi sinh (600 mcg) cũng như khi cho con bú (500 mcg).

Tuy nhiên, để xác định được lượng axit folic chính xác cho từng đối tượng, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn. Vì trong những trường hợp gia đình bạn từng xuất hiện người có tiền sử bị khuyết tật về thần kinh, bác sỹ buộc phải kê cho bạn thêm viên bổ sung folate liều cao, để phòng tránh tối đa khả năng dị tật xuất hiện dưới dạng di truyền.

Vậy nên, các bà mẹ tương lai đừng quên, hay e ngại việc đi khám sức khỏe định kỳ cũng như khám sức khỏe tiền hôn nhân nha. Chúng ta luôn cần biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể mình thì mới có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe được. Nhất là khi bạn đang chịu trách nhiệm về hai người chứ không phải riêng bản thân mình. Hãy trở thành bà mẹ có trách nhiệm và thông minh nhé!

Luôn có rất nhiều ứng cử viên mang trong mình nguồn folate dồi dào xếp hàng chờ được bước vào danh sách thực đơn của mẹ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các thực phẩm trong bảng sau để cung cấp nguồn folate tự nhiên cho thiên thần bé nhỏ trong bụng mình.

Nguồn
thực vật
Hàm lượng
folate (μg / 100g)
Nguồn
thực vật
Hàm lượng
folate (μg / 100g)
Nguồn
Động vật
Hàm lượng
folate (μg / 100g)
Lạc (đậu phộng) 246 Bơ lạc 92 Gan gà 576
Hạt hướng dương 238 Hạt phỉ 88 Phô mai 20-60
Đậu lăng 181 Quả bơ 81 Trứng gà 44
Đậu gà 172 Củ cải đường 80 Cá hồi 35
Măng tây 149 Cải xoăn 65 Thịt gà 12
Rau chân vịt 146 Bánh mì 65 Thịt bò 12
Rau xà lách 136 Cải bắp 46 Thịt lợn 8
Đậu nành 111 Ớt chuông đỏ 46 Sữa chua 8-11
Súp lơ 108 Đậu phụ 44 Sữa 5
Hạt óc chó 98 Khoai tây 28 3
( Nguồn: Wikipedia)

Bình thường, vốn dĩ cơ thể chúng ta đã cần đến canxi để đảm bảo cho sự phát triển của xương và răng, đến khi bạn mang thai, nhu cầu hấp thụ canxi của cơ thể lại càng tăng cao hơn để có thể tạo ra xương và răng cho em bé. Thêm nữa, bổ sung đủ canxi trong thời kỳ bầu bí còn giúp mẹ thích nghi với sự thay đổi trọng lượng của cơ thể bằng việc “gia cố” thêm sức mạnh cho khung xương, giảm được tình trạng đau mỏi lưng hay chuột rút đấy.

canxi cho ba bau

Chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu trên 18 tuổi cần đảm bảo nạp được ít nhất là 800-1.000 miligam (mg) canxi, còn nếu từ 14 – 18 tuổi thì nhu cầu này còn cao hơn, khoảng 1.300mg – 1.500mg mới đủ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những em bé được sinh ra bởi người mẹ bổ sung canxi đầy đủ, đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, sẽ phát triển xương chắc khỏe hơn những em bé khác không được bổ sung đầy đủ từ trong bụng mẹ. Và những người mẹ tiêu thụ khoảng 1.500mg canxi hàng ngày đã giảm được nguy cơ tiền sản giật và sinh non.

Vậy, canxi có trong thực phẩm nào nhỉ? Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?

Để tui trả lời nè! Nguồn thực phẩm dồi dào canxi mà bạn có thể thêm vào thực đơn bao gồm:

Nếu trong chế độ ăn của mình, bạn không thể đảm bảo được mục tiêu này, bạn nhất định phải nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn sử dụng viên bổ sung canxi. Còn gì quan trọng hơn việc dành tất cả những điều tốt nhất cho bé yêu để bé sinh ra khỏe mạnh và an toàn, đúng không nào?

Vitamin D

Canxi quan trọng là thế, nhưng muốn cơ thể hấp thụ và điều chỉnh được lượng canxi thì cần phải có trợ thủ đắc lực là vitamin D.

vitamin D co tac dung gi cho ba bau

Cùng với canxi và phốt phát, vitamin D góp phần giữ cho xương chắc khỏe và thúc đẩy quá trình phát triển xương và răng của bé yêu. Nó cũng có tác động đến các dây thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch của mẹ.

Trong thời kỳ nhạy cảm và quan trọng này, các bà mẹ tương lai cần bổ sung tối thiểu khoảng từ 400-600 IU vitamin D thì mới đạt mức tiêu chuẩn đấy nhé. Và mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung vào thực đơn như cá hồi, cá ngừ và các loại cá có dầu khác hoặc bơ thực vật tăng cường vitamin D. Các loại ngũ cốc, bột yến mạch hoặc sữa có bổ sung vitamin D cũng có thể được bổ sung vào thực đơn trong thời kỳ mang thai, nhưng bạn nhớ lưu ý đọc nhãn dinh dưỡng để biết hàm lượng và liều lượng sử dụng nhé.

Dầu gan cá, hàu, tôm, lòng đỏ trứng cũng là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D lành mạnh, trong khi nước cam hay nấm hương cũng cung cấp vitamin D lại khá phù hợp với người thích ăn nhiều rau củ.

Ngoài ra thì cơ thể chúng ta có khả năng tổng hợp vitamin D dưới tác động của tia UV đến từ ánh nắng mặt trời. Đó là lý do ngày xưa ba mẹ hoặc ông bà vẫn hay bế chúng ta đi tắm nắng sớm mỗi ngày. Đối với mẹ bầu bình thường thì chỉ cần ăn bổ sung một số thực phẩm có chứa vitamin D và tản bộ dưới nắng sớm mỗi sáng là đã đạt đủ lượng khuyến cáo.

Vẫn có những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải bổ sung vitamin D liều cao hơn từ các loại thực phẩm bổ sung dạng bột hoặc viên nén nếu xác minh được tình trạng sức khỏe của bạn yêu cầu điều đó.

Kẽm

Kẽm cũng là một khoáng chất quan trọng mà chị em cần lưu ý bổ sung trong thời gian thực hiện thiên chức làm mẹ bởi vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất cũng như dự trữ chúng.

thuoc bo cho me va be

Có khoảng 300 enzyme trong cơ thể chúng ta cần sử dụng đến kẽm để hỗ trợ cho các quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, cũng như các chức năng thần kinh và miễn dịch. Kẽm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc và da cũng như việc sản xuất protein và phân chia tế bào trong cơ thể.

Bổ sung đầy đủ kẽm thì bạn mới nhận được đủ lợi ích mà loại vi chất này mang lại. Và đương nhiên là cơ chế của nó cũng áp dụng đầy chủ và chính xác lên bé yêu của bạn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Thông thường, nếu bạn là nam bạn sẽ cần 11mg kẽm mỗi ngày, còn nếu bạn là nữ thì con số này là 8mg. Nhưng nếu bạn đang chuẩn bị làm mẹ hoặc đang cho con bú thì sẽ cần 11-12mg/ ngày thì mới đủ để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé đấy nha.

Nguồn thức ăn giàu kẽm mà mẹ có thể cân nhắc thêm vào thực đơn khá là đa dạng, chúng bao gồm:

Phân bố đều đặn và hợp lý các thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn không chỉ giúp bạn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho hai mẹ con mà còn làm cho bữa ăn thêm phong phú. Bạn thấy đấy, các sự lựa chọn rất đa dạng đúng không nào?

Vitamin A

Vitamin A không hề xa lạ với chúng ta rồi đúng không? Thế nhưng ở đây tui vẫn phải nhắc lại thêm lần nữa vai trò của nó đối với bạn và thiên thần nhỏ trong suốt chín tháng bên nhau.

vitamin a

Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo được cơ thể chúng ta lưu trữ trong gan. Vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của bé yêu trong bụng bạn, vì trợ thủ này tham gia vào quá trình phát triển của mắt, tim, phổi, thận, và xương cũng như hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn và hô hấp.

Vitamin A đặc biệt cần thiết cho phụ nữ sắp đến ngày sinh vì nó giúp chống nhiễm trùng và sửa chữa mô sau sinh. Ngoài ra thì chúng ta cũng biết đến tác dụng tốt cho mắt và thị lực của loại vi chất này rồi đúng không? Bổ sung đủ vitamin A trong thai kỳ sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ và khỏe mạnh sau này của bé, vậy nên mẹ đừng quên nhé.

Về liều lượng bổ sung, các mẹ cần nhớ rằng hàm lượng vitamin A cần thiết cho mỗi cá nhân là khác nhau tùy thuộc độ tuổi và thể trạng:

Đối tượng Liều lượng bổ sung khuyến nghị
theo microgam RAE
Liều lượng bổ sung khuyến nghị
theo IU
Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống 750 2500
Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên 770 2.567
Phụ nữ cho con bú từ 18 tuổi trở xuống 1200 4000
Phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên 1300 4.333

(Quy đổi đơn vị tính hàm lượng vitamin: 1 IU = 0,3 mcg retinol; 1 mcg RAE = 1 mcg retinol)

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A cũng khá là quen thuộc với mỗi chúng ta. Tui sẽ phân nguồn thực vật và động vật để các bà mẹ thông thái tiện bề lựa chọn nhé!

Vitamin C

vitamin c

Vitamin C hay acid ascorbic là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mỗi chúng ta. Nhu cầu vitamin C sẽ tăng lên khá nhiều trong thời kỳ bạn mang thai do lượng máu tăng lên ở mẹ và sự phát triển mỗi ngày của em bé. Vitamin C rất cần cho sự hình thành collagen, từ đó liên kết các cấu trúc trong cơ thể với nhau.

Thêm vào đó, anh bạn này cũng góp phần củng cố sức đề kháng cũng như giúp cho nướu răng của bạn và sau này là bé yêu được khỏe mạnh. Vitamin C cũng cải thiện việc hấp thụ sắt bằng con đường ăn uống của chúng ta nữa đấy.

Theo các chuyên gia thì phụ nữ mang thai cần khoảng 60mg vitamin C mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời chính là các loại trái cây và rau quả quanh ta. Chỉ cần bổ sung đầy đủ rau củ vào thực đơn là bạn đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của cơ thể mình trong giai đoạn bầu bì bằng cách tự nhiên nhất rồi.

Một cốc nước cam vào giữa buổi sáng, thêm ớt chuông vào món ăn chính trong bữa trưa, một cốc nước chanh mật ong giải nhiệt bổ dưỡng cho buổi chiểu, bổ sung bông cải xanh vào bữa tối, ăn dâu tây tráng miệng,… đều là những cách mà mẹ bầu bổ sung vitamin C vào cơ thể. Hãy xây dựng cho mình thực đơn thật đa dạng nhé, những bà mẹ tương lai!

DHA

nguon thuc pham bo sung dha

DHA hay chính là axit docosahexaenoic là một axit béo omega-3 có vai trò quan trọng giúp ích cho sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh của em bé. Để mang lại những khởi đầu tốt đẹp nhất cho bé yêu, các mẹ hãy đảm bảo dung nạp đủ ít nhất là 300 mg DHA mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai nhé. Việc này không chỉ tốt cho bé, mà còn giúp mẹ cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng sinh non, giúp bảo vệ tim mạch và huyết áp, chống béo phì trong thai kỳ nữa đấy.

Bằng việc tiêu thụ các thực phẩm như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá bơn, trứng, dầu cá, hoặc sữa có bổ sung DHA, bạn sẽ đảm bảo được lượng DHA cần thiết. Trong những trường hợp thực đơn hàng ngày không thể đủ để giúp bạn có được 300 mg, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn sử dụng thêm thực phẩm bổ sung DHA.

Điều này thực sự quan trọng, bởi vì phát triển trí não và hệ thần kinh một cách khỏe mạnh, bé sẽ cứng cáp và thông minh hơn khi chào đời. Và chắc chắn sau này bé con cũng sẽ rất biết ơn bạn vì đã tạo cho bé một tiền đề tốt để phát triển và thành công.

I ốt

Không chỉ riêng DHA, I ốt cũng là một vi chất mà những bà mẹ tương lai chắc chắn không thể bỏ qua vì “đồng chí” này cũng có ảnh hưởng đến trí tuệ của em bé.

bo sung iot

I ốt là chất xúc tác cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp, một truyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ của bạn ^ ^! Tuyến giáp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể chúng ta, điều tiết quá trình trao đổi chất, việc sản sinh và tăng trưởng các tế bào máu và cơ bắp, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh. Và những hoạt động này có thể bị rối loạn nếu bạn không cung cấp đủ lượng I ốt cần thiết, đặc biệt là trong suốt thời kỳ mang thai.

Vì sao ư? Vì không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể bạn, I ốt còn giúp não và hệ thần kinh của thiên thần nhỏ phát triển. Hệ thống thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh phát triển bình thường sẽ giúp bé có đủ khả năng di chuyển, suy nghĩ và cảm nhận.

Bạn cần phải biết là thiếu iốt mức độ nhẹ đến trung bình đã có thể dẫn đến các khó khăn trong nhận thức và học tập của con trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến cả việc phát triển các kỹ năng vận động và thính giác, những hoạt động tưởng chừng như rất đỗi bình thường của con người. Thế nên những bà mẹ tương lai cần phải bổ sung đủ 220 microgam I ốt mỗi ngày trong suốt thai kỳ và 270 microgam trong cả thời gian cho con bú nhé.

Còn nếu bạn đã có tiền sử xuất hiện các vấn đề về tuyến giáp, hoặc nghi ngờ về khả năng di truyền vấn đề này trong gia đình, hãy mạnh dạn chia sẻ với bác sĩ để được biết về các nguy cơ, cũng như tìm ra phương pháp bổ sung phù hợp để giảm thiểu tối đa nhất khả năng ảnh hưởng đến em bé của bạn.

Nhóm các thực phẩm bổ sung I ốt mà bạn phải thuộc nằm lòng để bổ sung trong thời kỳ mang thai nè:

Thật ra các loại rong biển cùng là nguồn chứa I ốt dồi dào, tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng nên hạn chế nguồn I ốt này để tránh khả năng ngộ độc thủy ngân. Mang thai là một thời kỳ nhạy cảm, thế nên tui nghĩ món này bạn có thể tránh đi, lựa chọn bổ sung từ các nguồn khác an toàn hơn.

Magie

magie co trong thuc pham nao

Bạn có biết vì sao magie lại là khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai không? Để Tui Khỏe Còn Bạn điểm danh ở đây nhé!

Đối với mẹ Đối với em bé
Thư giãn cơ bắp, giảm chuột rút Phát triển và bảo vệ não cùng hệ thần kinh
Kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương Bảo vệ em bé khỏi chứng bại não khi mà mẹ có nguy cơ sinh non
Giảm đau đầu, căng thẳng và xoa dịu thần kinh, giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn Khi em bé sinh ra, có chu kỳ ngủ và thức đều đặn hơn nếu mẹ bổ sung đủ magie trong thời kỳ mang thai
Giúp giảm buồn nôn - triệu chứng phổ biến khi mẹ ốm nghén Nâng cao khả năng miễn dịch
Ngăn ngừa triệu chứng co giật, làm chậm co bóp tử cung và giúp giảm nguy cơ sinh non Hỗ trợ hình thành và phát triển xương và răng
Duy trì huyết áp và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn

Để bổ sung đầy đủ 350 – 400 mg magie mỗi ngày, mẹ hãy xen kẽ các loại thực phẩm giàu magie vào thực đơn hàng ngày như: quả chuối, quả bơ, quả hạch, các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá bơn và sô-cô-la đen.

Vitamin tổng hợp

Vitamin tổng hợp cho bà bầu có thể được bổ sung thêm hàng ngày trong suốt quá trình mang thai vì trong một viên nén sẽ gói gọn rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng mà các bà mẹ tương lai cần bổ sung, đặc biệt là những người có thể chất yếu hơn bình thường, hoặc chế độ ăn bị hạn chế các vitamin và khoáng chất vì lý do nào đó.

Bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp trước, trong và sau khi mang bầu là lựa chọn đúng đắn, tất nhiên là với điều kiện bạn tuân thủ theo đúng tư vấn của bác sĩ, không quá lạm dụng chúng.

Tui nói lạm dụng là vì muốn nhắc nhở bạn, sử dụng vitamin tổng hợp không hề sai, nhưng nếu có thể, hãy cố gắng nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể mình bằng cách tự nhiên nhất có thể. Nguồn vitamin và khoáng chất từ các loại thịt cá rau củ sẽ “chất” hơn là các viên uống tổng hợp đấy!

vitamin cho ba bau

Ăn kiêng mà bầu bí thì lưu ý gì?

Có đôi khi việc liệt kê ra các chất dinh dưỡng cần thiết và “chiêu mộ” các loại thực phẩm có chứa chúng thì không hề khó, nhưng để cân đối được tất cả các thành viên vào trong thực đơn riêng biệt cho từng người thì lại chẳng dễ dàng chút nào.

Có thể vì lí do nào đó mà bạn cần ăn kiêng, ăn chay và như vậy đồng nghĩa với việc có nhiều vi chất quan trọng không được truyền đến bé con trong bụng từ con đường ăn uống. Vậy thì phải làm thế nào?

Thật ra thì cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu bạn đã đọc tới đây, thì chắc chắn đã hình dung được bức tranh tổng quan về các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất rồi đúng không? Không chỉ có thịt, cá, trứng, mà còn có nhiều loại rau củ quả cũng chứa đựng các vitamin và khoáng chất quan trọng rồi.

Duy chỉ có sắt cùng với folate là có khả năng bị thiếu hụt nếu bạn là người không ăn thịt. Thông thường thì các vi chất bị thiếu hụt này, bạn có thể bù đắp bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu. Chỉ cần nhớ một điều thôi, đó là nói chuyện với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về tất cả những gì xoay quanh chế độ ăn của bạn để có được lời tư vấn chính xác và phù hợp nhất nhé!

suc khoe ba bau

Mang thai và sinh con là quãng thời gian thật thiêng liêng và kỳ diệu. Có thể trong thời gian này bạn sẽ phải đối mặt với nhiều điều lo lắng, băn khoăn, đôi khi là bối rối hay mệt mỏi. Thế nhưng hãy luôn lạc quan và vui vẻ để bé yêu cũng cảm nhận được điều đó nhé!

Tui Khỏe Còn Bạn sẽ luôn đồng hành cùng bạn để có thể trở thành một bà mẹ thông thái. Đừng ngần ngại, “hãy trao cho tui” những quan điểm của bạn tại phần bình luận dưới mỗi bài viết ^ ^! Và hãy nhắn tin cho facebook của tụi tui nếu bạn muốn chia sẻ nhiều hơn nữa nha!

The post Vitamin và khoáng chất đã “song kiếm hợp bích” cùng mẹ bầu như thế nào? appeared first on Tui Khoẻ Còn Bạn.

Comments